.st0{fill:#FFFFFF;}

Chứng Thư Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? 

By  Diaoc101.com

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất tốt và đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng mối quan hệ thương mại quốc tế. Vậy chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì? Hãy cùng diaoc101.com theo dõi bài viết sau đây nhé!

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Trước khi tìm hiểu chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm chứng thư bảo lãnh.

Chứng thư bảo lãnh là một văn bản cam kết giữa hai bên là bên bảo lãnh và bên còn lại là bên nhận bảo lãnh. Mục đích lập chứng thư bảo lãnh là nhằm đảm bảo bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh.

Chứng thư bảo lãnh được áp dụng trong các trường hợp như bên được bảo lãnh thanh toán không đúng hạn hoặc thanh toán không đầy đủ, không thanh toán nợ đúng hạn cho bên nhận bảo lãnh theo quy định trong hợp đồng bảo lãnh.

Trong đó theo quy định của Pháp luật Điều 24 Nghị định 34/2018/NP-CP có ghi rõ:  “1.Bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh”.

Cụ thể:

  • Bên bảo lãnh có thể là quỹ bảo lãnh tín dụng cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ, mới được thành lập
  • Bên được bảo lãnh là các chủ thể được Qũy bảo lãnh tín dụng bảo lãnh về các khoản vay nợ của mình
  • Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức cho vay được pháp luật công nhận như các ngân hàng, tổ chức tín dụng…
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là chỉ cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn. Trong trường hợp đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (bên bán hàng).

Nội dung của chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Theo quy định của Pháp luật tại Điều 24 Nghị định 34/2018/NP-CP. Nội dung của một Chứng thư bảo lãnh sẽ bao gồm:

“2.Nội dung của Chứng thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  1. a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
  2. b) Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
  3. c) Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
  4. d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;

đ) Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;

  1. e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
  2. g) Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
  3. h) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.”.

Trong trường hợp Chứng thư bảo lãnh cần sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ phải được sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên liên quan.

nội dung chứng thư bảo lãnh ngân hàng
Nội dung chứng thư bảo lãnh ngân hàng

Đặc điểm của chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Những đặc điểm sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì:

  • Thông thường bảo lãnh ngân hàng sẽ được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng.
  • Tổ chức tín dụng có thể đóng vai trò là người bảo lãnh và là một nhà kinh doanh ngân hàng.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng gồm có 2 hợp đồng: hợp đồng cam kết bảo lãnh và  hợp đồng dịch vụ bảo lãnh. 2 hợp đồng này có mối quan hệ nhân quả với nhau và ảnh hưởng nhau nhưng vẫn có tính độc lập về phương diện chủ thể và phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng là giao dịch kép chứ không phải giao dịch 2 bên hay 3 bên.
  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh độc lập).
  • Giao dịch bảo lãnh chỉ căn cứ trên các chứng từ hợp lệ.
  • Về mặt pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch thương mại hay là hành vi thương mại đặc thù.
  • Tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh đều cam kết bằng văn bản phải được thực hiện đúng quy định.

Những rủi ro của chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Rủi ro khi lập chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì? Chúng ta có thể kể đến một số rủi ro như sau:

  • Điều kiện thanh toán chứng thư bảo lãnh không có tính khả thi và dễ dây tranh chấp.
  • Bên bảo lãnh phải thanh toán khoản nợ thay bên được bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh chứng minh được họ đã áp dụng thu hồi nợ mà không được. Bên cạnh đó còn cần phải chứng minh bên bảo lãnh có vi phạm hợp đồng.
  • Chủ thể ký phát hành bảo lãnh không đúng thẩm quyền khiến bên phát hành đưa ra những căn cứ pháp luật nhằm từ chối bảo lãnh.
  • Chứng thư bảo lãnh dễ xảy ra hiện tượng giả danh người có thẩm quyền bên phát hành bảo lãnh bằng việc dùng chữ kỹ và con dấu giả.
  • Bên bảo lãnh có thể gặp nguy cơ lớn khó được thanh toán khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Phân loại chứng thư bảo lãnh ngân hàng

Mỗi góc nhìn khác nhau sẽ có cách phân loại chứng thư bảo lãnh ngân hàng khác nhau. 

Như vậy cách phân loại chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì? Chúng ta có thể sắp xếp theo: đối tượng bảo lãnh, theo hình thức sử dụng, theo phương thức phát hành bảo lãnh và phân loại theo mục đích. Cụ thể cách phân loại chứng thư bảo lãnh ngân hàng như sau:

  • Phân loại theo hình thức sử dụng: có 2 hình thức bao gồm bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.
  • Phân loại theo phương thức phát hành: có các hình thức bao gồm bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận và đồng bảo lãnh.
  • Phân loại theo mục đích sử dụng: có nhiều loại bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn
  • Các loại bảo lãnh khác như bao gồm các loại thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Quy trình thủ tục bảo lãnh ngân hàng

Quy trình của chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?
Quy trình của chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Quy trình bảo lãnh ngân hàng sẽ trải qua 6 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với phía Đối tác theo yêu cầu: xây dựng, thanh toán, dự thầu… Phía đối tác yêu cầu cần có bảo lãnh Ngân hàng.
  • Bước 2: Khách hàng sẽ lập hồ sơ và gửi đề nghị bảo lãnh cho ngân hàng. Thủ tục hồ sơ sẽ bao gồm:

– Giấy đề nghị bảo lãnh

– Hồ sơ pháp lý

– Hồ sơ mục đích

– Hồ sơ tài chính kinh doanh

– Hồ sơ tài sản đảm bảo.

  • Bước 3: Phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung như: tính hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức bảo đảm; đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. 

Nếu được thông qua, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

  • Bước 4: Ngân hàng sẽ thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong thư sẽ có các quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh.
  • Bước 5: Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu phát sinh xảy ra.
  • Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với phía ngân hàng như: trả nợ gốc, lãi, phí.

Nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ có ghi trong chứng thư thì phía ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của phía được bảo lãnh. 

Các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện… sẽ được ngân hàng áp dụng.

Phí chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì? Cách tính?

Phí chứng thư bảo lãnh ngân hàng là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng. Phí này dùng để bù đắp những chi phí và những hoạt động của ngân hàng đã chi ra trước đó về những rủi ro có thể phải chịu trách nhiệm. 

Về phía ngân hàng, phí chứng thư bảo lãnh ngân hàng được tính vào phí dịch vụ và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Công thức tính phí bảo lãnh sẽ là: 

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh.

Giải thích:

  • Số tiền bảo lãnh: Là tiền ngân hàng cam kết đứng ra trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện cam kết.  
  • Tỷ lệ phí (%): Tùy theo từng loại bảo lãnh, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ áp dụng mức tỷ lệ phí khác nhau.
  • Thời gian bảo lãnh ngân hàng: Là thời gian việc bảo lãnh cam kết giữa 2 bên.

Ví dụ về bảo lãnh ngân hàng:

  • Số tiền bảo lãnh: 200.000.00 vnđ
  • Tỷ lệ phí: 1%/năm
  • Thời gian bảo hành: 2 năm

Như vậy phí bảo lãnh sẽ là: 200.000.00 * 1% * 2 năm = 4.000.000 vnđ.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?. Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng đối với ngân hàng, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Cho nên để chứng thư bảo lãnh ngân hàng phát huy đúng vai trò, chức năng của nó và tránh những tranh chấp không đáng có thì bạn cần tìm hiểu kỹ càng và cẩn thận khi tham gia bảo lãnh. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì, nội dung, các loại chứng thư bảo lãnh, quy trình thủ tục,… đã giúp bạn hiểu thêm về chứng thư bảo lãnh ngân hàng.

Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Phân Loại Ra Sao?

Diaoc101.com


Your Signature

để lại ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}