.st0{fill:#FFFFFF;}

Đất Lâm Phần Là Gì? Có Được Xây Nhà Không? 

By  Diaoc101.com

Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đất lâm phần là gì và sự quan trọng của nó trong kinh tế và đời sống.

Đất lâm phần là gì?

đất lâm phần là gì
Lâm phần rừng tràm U Minh Hạ

Đất lâm phần (Lâm phần) là một mảng rừng có đặc trưng kết cấu bên trong đồng nhất với khác biệt rõ nét với các khoảng rừng xung quanh. Cụ thể, khoảng rừng được coi là lâm phần phải có sự đồng nhất trong kết cấu tầng cây gỗ bên trên và đặc tính của cây thân gỗ, cây bụi, thân thảo, rêu dưới tán rừng. Chính những đặc điểm này khiến lâm phần thường có diện tích khá hẹp và ít có lợi ích trong kinh tế. 

Tại Việt Nam, do đặc điểm khí hậu nên rừng tự nhiên lá rộng tại nước ta có độ tuổi chênh lệch và mức độ hỗn giao giữa nhiều loài rất lớn. Nhiều dạng rừng phức tạp đan xen vào nhau thường không phân nhiều tầng khác biệt nên rất khó để đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cấu thành một lâm phần.

Những lâm phần tại Việt Nam có thể kể đến như: đất lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, lâm phần rừng thông tại Lâm Đồng,..đều mang những nét đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt. 

 Ngày nay, để đất lâm phần mang lại nhiều ý nghĩa hơn trong thực tiễn đời sống và bảo tồn, các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền tiến hành điều tra và kinh doanh rừng nhằm vừa bảo vệ rừng vừa cải thiện đời sống cho nhân dân. 

Lâm phần tuyển chọn là gì?

Đây là một thuật ngữ chỉ một diện tích rừng tự nhiên có chất lượng được điều tra trên mức trung bình và được tuyển chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất. Các giống cây được chọn phải nằm trong danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT. Lâm phần tuyển chọn phải chưa chịu tác động từ các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và chưa được đánh giá để đạt công nhận về rừng chuyển hóa giống. Đây được coi là một biện pháp nhằm nâng cao tính kinh tế của lâm phần.

Đất lâm phần được phân loại như thế nào?

Tùy theo mục đích kinh doanh, tuyển chọn giống, nghiên cứu khoa học hay bảo tồn, các nhà lâm học phân loại lâm phần bằng các chỉ tiêu khác nhau. Quá trình phân loại thường cần nhiều thời gian do chủ yếu dựa trên các thông tin liên quan của các loài cây rừng, thường là những loại cây gỗ lớn nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế hoặc các loài cây đặc thù phục vụ mục đích nghiên cứu và bảo tồn. 

Một số tiêu chí phân loại đất lâm phần có thể kể đến như sau:

Nguồn gốc

Đất lâm phần được phân loại theo nguồn gốc phát sinh kết cấu rừng đặc trưng từ đó phản ánh những giá trị kinh tế và mục đích kinh doanh khác nhau. Cụ thể, dựa vào nguồn gốc có thể phân lâm phần thành 4 loại như sau:

  • Lâm phần tự nhiên (lâm phần nguyên sinh)
  • Lâm phần nhân tạo
  • Lâm phần chồi 
  • Lâm phần hạt

Tổ thành

Tỷ trọng các loài cây hoặc nhóm các loài cây thuộc tổ thành nên một lâm phần là tiêu chí tiếp theo giúp phân loại lâm phần. Tùy theo số lượng các loại cây có trong lâm phần mà chia thành hai loại khác nhau là: lâm phần thuần loài (chỉ có một loại cây duy nhất) và lâm phần hỗn giao (có từ hai loài cây trở lên).

Cấu trúc tổ thành lâm phần sẽ ảnh hưởng đến chủ đích kinh doanh trong lâm phần chính vì thế đây là một chỉ tiêu phân loại quan trọng để đảm bảo giá trị thực tiễn mà lâm phần mang lại.

Tuổi

đất lâm phần là gì- lâm phần rừng thông lâm đồng
Đất lâm phần rừng thông tại Lâm Đồng có cấp tuổi tương đối đồng nhất

Tuổi của lâm phần là một trong những chỉ tiêu quan trọng và tương đối chính xác được sử dụng để phân loại đất lâm phần. Chỉ tiêu này phản ánh nhân tố cấu trúc về mặt thời gian trong suốt giai đoạn sinh trưởng của lâm phần dựa theo cây rừng có chủ đích kinh doanh. Các cá thể thực vật đặc trưng cho lâm phần đều có sự biến đổi theo thời gian, cấp tuổi của lâm phần phục thuộc vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại và được phân loại theo học thuyết của nhà nghiên cứu Nesterop (1949) như sau:

  • Cấp tuổi 1: Lâm phần rừng non

Tại đây mối quan hệ giữa các cây gỗ chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ và chỉ xuất hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa cây thân gỗ và cây bụi thảm tươi.

  • Cấp tuổi 2: Lâm phần rừng sào

Đây là giai đoạn rừng bắt đầu khép tán và bắt đầu tồn tại sự cạnh tranh ánh nắng gay gắt giữa các cá thể cây thân gỗ. Các cá thể cây phát triển mạnh về chiều cao để hấp thụ ánh sáng nhiều nhất cho sự quang hợp.

  • Cấp tuổi 3: Lâm phần rừng trung niên

Rừng trung niên là rừng đã khép tán hoàn toàn. Tại giai đoạn này, cây không còn tập trung phát triển chiều cao để cạnh tranh ánh sáng mà thay vào đó là phát triển về đường kính. 

  • Cấp tuổi 4: Lâm phần rừng gần thành thục (lâm phần rừng gần già)

Ở giai đoạn này thường không có sự phân chia rõ ràng với hai giai đoạn liền trước và liền sau do giai đoạn này rừng tiếp tục tăng đường kính và bắt đầu ra hoa kết quả.

  • Cấp tuổi 5: Lâm phần rừng thành thục (lâm phần rừng gần già)

Rừng thành thục là từng đã đạt tới trữ lượng cây gỗ tối đa. Tán cây gỗ bắt đầu thưa, một số cây gỗ già sẽ chết. Cây vẫn tiếp tục ra hoa kết quả nhưng chất lượng và số lượng sẽ giảm dần theo thời gian.

  • Cấp tuổi 6: Lâm phần rừng quá thành thục (lâm phần rừng già)

Ở độ tuổi này, cây tầng cao đã ngừng trệ tăng trưởng, hầu như ra hoa kết quả rất ít, khả năng chống chọi với bệnh tật và sự thay đổi của môi trường sống. Trong giai đoạn này cây thường có hiện tượng rỗng ruột và dễ dàng gãy đổ.

Mặc dù theo lý thuyết, việc phân chia lâm phần dựa theo 6 cấp tuổi được định nghĩa khá rõ ràng. Nhưng trên thực tế tuổi của đất lâm phần cũng không phải là một yếu tố đồng nhất và tách biệt rõ ràng. Một lâm phần có thể là hỗn hợp của nhiều cây có độ tuổi chênh lệch nhau tùy theo đặc điểm sinh trưởng cho nên khi nhân tố này được dùng cho việc mô tả đặc điểm về thành phần thời gian của lâm phần ta có thêm một phân loại khác là: lâm phần khác tuổi và lâm phần đồng tuổi. 

Có được canh tác hay ở trên đất lâm phần hay không?

đất lâm phần là gì - cán bộ hướng dẫn khai thác
Cán bộ hướng dẫn khai thác rừng trên đất lâm phần cho người dân

Sau khi trả lời cho câu hỏi “Đất lâm phần là gì?”, chắc hẳn vấn đề về việc có được quyền sử dụng lâm phần cho mục đích ở hoặc canh tác hay không cũng được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tương tự như đất lâm nghiệp, có thể áp dụng những quy định về việc quy hoạch, giao và sử dụng đất lâm nghiệp vào đất lâm phần. Đồng thời, tùy vào mục đích của lâm phần và cơ quan quản lý đất đai nơi có lâm phần mà các quy định kèm theo cũng thay đổi để phù hợp với điều kiện quy hoạch rừng của từng lâm phần khác nhau.

Theo Khoản 1, Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định sử dụng đất lâm nghiệp phải đúng mục đích, cho nên việc xây nhà ở trên đất lâm nghiệp khi không chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sẽ được coi như vi phạm pháp luật. 

Nhìn chung, đối với những lâm phần có mục đích bảo tồn hoặc lâm phần tuyển chọn thường không được quy hoạch để giao đất cho người dân ở hoặc canh tác, khai thác theo quy định.

Đối với đất lâm phần với mục đích kinh doanh, các cơ quan có thẩm quyền có thể giao đất cho mỗi hộ gia đình với hạn mức tối đa 30 héc ta với 2 mục đích sử dụng chính như sau:

  • Sử dụng đất trồng rừng có thể được khai thác hoặc không tuỳ theo quy định của pháp luật.
  • Sử dụng đất trồng rừng phục vụ cho mục đích kinh tế, khai thác cây rừng phục vụ cho đời sống sản xuất. 

Việc canh tác và khai thác rừng phải đảm bảo không là thay đổi đặc tính riêng biệt của lâm phần tránh tình trạng phá rừng để canh tác giống cây khác hoặc trồng xen dưới tán rừng làm thay đổi tính chất của lâm phần. 

Ngày nay, việc phát triển những dự án kinh doanh trên đất lâm phần đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, giúp bà con đang sinh sống trên đất lâm phần vừa có thể từng bước vươn lên cải thiện cuộc sống, vừa thúc đẩy bảo vệ và tái tạo rừng.

Lời kết

Mong rằng qua bài viết này từ diaoc101 không những trả lời cho câu hỏi “Đất lâm phần là gì?” mà còn mang lại những thông tin hữu ích về những điểm đặc trưng thú vị của nó. Tuy vẫn là một khái niệm mới mẻ nhưng với những chính sách hỗ trợ phát triển khai thác nguồn lực của lâm phần đã tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân cải thiện cuộc sống.

Xem thêm>>

Đất MNC là gì? Những quy định cần nhớ về đất MNC

Thời Hạn Sử Dụng Đất Là Gì? Trong Bao Lâu?

Diaoc101.com


Your Signature

để lại ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}