Đất phi nông nghiệp là gì? Khi nói về đất phi nông nghiệp nhiều người mặc định rằng đó là đất không dùng để trồng trọt hay canh tác nông nghiệp. Điều này có chính xác như mọi người đã hiểu hay không?

Hãy cũng diaoc101 đi sâu tìm hiểu để giải đáp thắc mắc về loại đất phi nông nghiệp trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu đất phi nông nghiệp là gì?
Theo như Luật đất đai thì đất phi nông nghiệp là đất không được sử dụng vào mục đích làm nông nghiệp. Có nghĩa là các loại đất không nằm trong danh mục đất trồng cây hàng năm, lâu năm; đất rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; các loại đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng xây nhà kính và các loại nhà khác phục vụ cho trồng trọt; đất sử dụng để xây dựng và chăn nuôi gia cầm, gia súc; đất được sử dụng cho các công trình thí nghiệm, nghiên cứu tạo giống ươm mầm cây trồng…
Như vậy, đất phi nông nghiệp có thể hiểu là nhóm đất không sử dụng cho mục đích nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa được xác định mục đích sử dụng.
2. Các loại đất phi nông nghiệp
Luật đất đai 2013 ở Khoản 2 Điều 10 có liệt kê cụ thể 8 loại đất phi nông nghiệp như sau:
Đất phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn
Cụ thể ở đây là đất ở và đất xây dựng đường, trường học, trại ao, vườn cùng khuôn viên với thửa đất của dân cư.
Đất phi nông nghiệp ở khu vực đô thị
Khu vực đất nằm trong quy hoạch đô thị, do đơn vị có thẩm quyền cấp phép sử dụng để nhằm mục đích xây dựng nhà ở, hội trường, ao hồ và các công trình xây dựng khác phục vụ cho khu vực đô thị.
Do đô thị tăng trưởng khá nhanh nên việc quản lý quy hoạch sử dụng đất và xây dựng đất cần chặt chẽ và triệt để.
Đất phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh
Khu vực đất có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào để nhằm phục vụ cho an ninh, quốc phòng. Đất này dùng để xây dựng căn cứ quân sự, doanh trại, khu luyện tập…
Đất được cấp cho cơ sở tôn giáo sử dụng
Đất được cấp để xây dựng các cơ sở tôn giáo như chùa, đền, nhà thờ, …được nhà nước cho phép hoạt động.
Đất này cũng bao gồm cả các công trình đình, miếu, đền, am, nhà thờ họ, từ đường.
Đất dùng để xây các trụ sở, văn phòng cơ quan và công trình sự nghiệp
Các khu vực đất được cấp để xây dựng các trụ sở, cơ quan, tổ chức chính trị, bảo tàng và công trình dành cho thể thao môi trường, y tế, giáo dục…
Đất làm khu vực nghĩa trang
Khu vực này cần có quy hoạch chuẩn xác, rõ ràng nhằm đảm bảo nằm xa khu dân cư nhưng vẫn thuận tiện cho việc thăm viếng, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm đất.
Đất phục vụ cho giao thông, thủy lợi
Ở đây muốn nói đến các khu đất dùng để xây đường, các công tình thủy lợi cho cộng đồng mà không đan xen đất nông nghiệp.
Đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp có đan xen với nuôi trồng và khai thác thủy hải sản hoặc là được Nhà nước giao để khai thác.
Khu vực sông ngòi, kênh rạch được Nhà nước cho các cá nhân hoặc tổ chức thuê để sử dụng và thu tiền thuê.
Đất làm nơi lán trại khu nghỉ ngơi, khu sản xuất, nhà kho phục vụ đất nông nghiệp và đất này không nhằm mục đích kinh doanh và công tình đó cũng không gắn liền với đất ở.
Đất dành cho khu di tích, danh lam thắng cảnh
Khu vực đất được Nhà nước quy định theo từng khu vực. Đất này nhằm mục đích để xây dựng và phát triển các khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
3. Thuế đất phi nông nghiệp
Đối tượng nộp thuế phi nông nghiệp
Đối với thuế đất phi nông nghiệp thì sẽ chia ra 2 trường hợp là đối tượng phải đóng thuế và đối tượng không phải đóng thuế.
Các đối tượng phải đóng thuế
Những người đang sử dụng đất ở tại khu vực nông thôn và đô thị theo quy định của luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Những người sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu sản xuất, khu chế xuất, khu kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất theo luật đất đai.
Những tổ chức cá nhân sử dụng đất để khai thác khoáng sản hoặc làm mặt bằng xây dựng khu chế biến khoáng sán. Trừ trường hợp việc khai thác không ảnh hưởng đến lớp mặt đất đang khai thác thì không phải đóng thuế.
Người sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm và lấy đất làm mặt bằng xây dựng khu chế biến thành phẩm.
Các tổ chưc, cá nhân sử dụng đât vào mục đích kinh doanh.
Các đối tượng không phải nộp thuế đất phi nông nghiệp
Người sử dụng đất để xây dựng các công trình sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ… theo quy định của pháp luật.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa không phải nộp thuế
Đất mặt sông ngòi, kênh rạch, suối, mặt nước chuyên dùng
Đất có các công trình đền miếu, từ đường, nhà thờ họ…theo quy định của pháp luật.
Đất phi nông nghiệp sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Thuế đất phi nông nghiệp bao nhiêu?
Theo quy định của thông tư 153/2011/TT-BTC thì thuế đất phi nông nghiệp được tính theo công thức sau đây:
Số tiền thuế phát sinh + thuế miễn giảm= Tiền thuế nộp
Và tiền thuế phát sinh ở đây là
Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất(tính theo% )= Thuế phát sinh
Diện tích đất tính thuế = diện tích đất phi nông nghiệp thực tế được sử dụng
Giá của 1 m2 đất: là giá đất được tính theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
Thuế suất được tính với đất ở theo bảng sau
Bậc thuế |
Diện tích đất tính thuế (m2) | Mức thuế suất (%) |
1 | Diện tích đất trong hạn mức | 0,03 |
2 | Phần diện tích đất vượt không quá 3 lần hạn mức | 0,07 |
3 | Phần diện tích đất vượt trên 3 lần hạn mức | 0,15 |
Thuế suất với các loại đất khác
TT | Loại đất tính thuế | Mức thuế suất (%) |
1 | Đất dùng để sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh | 0,03% |
2 | Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định | 0,15% |
3 | Đất lấn, đất chiếm | 0,2% |
Thời hạn nộp thuế
Theo như quy định thì tiền thuế đất phi nông nghiệp sẽ được chia làm 2 kỳ.
Kỳ thứ nhất thì thời hạn chậm nhất là ngày 30 tháng 5 của năm. Sau khi đã hoàn thành kỳ thứ nhất thì kỳ thứ hai sẽ có thời hạn chậm nhất là 31 tháng 10 của năm.
4. Điều kiện chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở
Đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở muốn chuyển đổi sang đất ở thì cần phải có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền tại nơi có đất.
Điều này được quy định rõ ràng ở Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013.
Cụ thể là nếu cá nhân hoặc hộ gia đình muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải có sự quyết định của UBND huyện nơi có đất. Còn nếu tổ chức muốn chuyển đổi sang đất ở thì phải được cấp quyết định từ UBND tỉnh nơi có đất
5. Thủ tục chuyển đổi đất phi nông nghiệp là gì?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang đất ở cần chuẩn bị bao gồm:
Người dân cần chuẩn bị 1 tờ đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đơn mẫu 1 được ban hành kèm theo thông tư 30/ 2014/TT-BTNMT.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nên cầm theo CMND hoặc CCCD để khi cần phải xuất trình.
Bước 2: Nộp hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi
Nộp hồ sơ trực tiếp ở phòng tài nguyên và môi trường nơi có đất. Hoặc nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện nếu địa phương đã có bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả hồ sơ nghiệp vụ hành chính.
Nều hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sẽ người dân sẽ nhận được phiếu tiếp nhận.
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì sau 3 ngày phải thông báo và hướng dẫn người dân để bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3:Nộp tiền phí
Nếu như hồ sơ chuyển đổi được chấp nhận thì người dân sẽ nhận được thông báo ghi rõ số tiền và thời hạn nộp.
Người dân chỉ cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 4: Trả kết quả hồ sơ
Thời gian trả kết quả hồ sơ hợp lệ không quá 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và không quá 25 ngày đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa.
Khi người dân đã trình đủ biên lai nộp tiền theo quy định thì trao trả quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người dân.
6. Các câu hỏi thường gặp về đất phi nông nghiệp
1. Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?
Theo như Điều 100,101,102 trong Luật đất đai 2013 thì đất phi nông nghiệp có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp sau:
Đối với đất được người dân sử dụng ổn định và có giấy tờ đầy đủ chứng minh được quyền sử dụng đất hợp pháp.
Đối với đất phi nông nghiệp người dân đang sử dụng nhưng không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì chính quyền cần thẩm tra xem đất có tranh chấp, đất sử dụng có đúng mục đích và quy hoạch của địa phương. Ngoài ra sẽ xem xét hộ khẩu của người đứng tên để xác minh thêm. Nếu tất cả đều đúng theo quy định thì tiến hành cấp sổ đỏ.
Với những trường hợp đất của cơ sở tôn giáo thì cơ quan có thẩm quyền cần xác nhận đất không có tranh chấp và cơ sở đó được Nhà nước cho phép hoạt động thì mới được cấp sổ đỏ.
2. Trường hợp nào thì người dân được giảm tiền thuế đất phi nông nghiệp?
Theo như quy định tạo Điều 10 của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì có 4 trường hợp sau đây được giảm tiền thuế nộp:
Đất của dự án đầu tư được nằm trong lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, dự án đầu tư nằm trong khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, đất của doanh nghiệp sản xuất có 20-50% lực lượng lao động là thương bệnh binh.
Đất ở trong hạn mức nằm trong địa bàn có điều kiện khó khăn
Đất ở trong hạn mức thuộc quyền sở hữu của các thương binh hạng 3/4, 4/4; người được hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; các bệnh binh hạng 2/3, 3/3 và con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Người sử dụng đất phi nông nghiệp gặp khó khăn do những sự kiện bất khả kháng và thiệt hại về giá trị tài sản 20-50 % giá tính thuế.
3. Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?
Theo Luật đất đai 2013 tại Khoản 1 Điều 170 thì tất cả các loại đất đều phải được sử dụng đúng mục đích. Và như thế chỉ có nhóm đất ở(đất thổ cư) mới có thể xây nhà ở còn tất cả các loại đất phi nông nghiệp khác đều không được phép.
Và nếu muốn xây nhà ở trên đất phi nông nghiệp thì chỉ có thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở theo quy định.
Kết luận
Như vậy những thông tin cần biết về đất phi nông nghiệp là gì đã được đề cập chi tết và đầy đủ trên bài viết. Người dân nên tìm hiểu và nắm rõ các quy định về loại đất mình đang sử dụng để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Bài viết tham khảo